Cách tính ngày rụng trứng

Quản trị viên 21:14 - 10/12/2023 63
Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi có trứng được phóng ra từ buồng trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ hình thành quá trình thụ thai. Tuy nhiên, nếu trứng rụng không được gặp tinh trùng sẽ chuyển sang thể vàng và bị đào thải thông qua kinh nguyệt.
Mục lục bài viết

    1. Đối với người có lịch kinh nguyệt ổn định (Ogino – Knauss)

    Để ước tính ngày rụng trứng cho chị em có chu kỳ kinh ổn định, bạn có thể sử dụng công thức Chartier. Đầu tiên, bạn cần ghi nhận lại các ngày trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất 6 tháng. Trong 6 tháng đó, hãy chọn ngày rụng trứng sớm nhất và muộn nhất trong chu kỳ. Sau đó, tính toán số ngày chênh lệch giữa hai ngày này và cộng vào ngày rụng trứng chuẩn của chu kỳ đều.

    Công thức tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt ổn định, cần được xác định ngày hành kinh của chu kỳ tiếp theo và đếm ngược 14 ngày: Số ngày vòng kinh – 14 ngày = Ngày rụng trứng.

    Ví dụ:

    Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: 28 – 14 = 14. Thời điểm dễ thụ thai nhất là từ ngày 12 – 16.

    Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày: 30 – 14 = 16. Thời điểm thụ thai dễ nhất là từ ngày 13 – 18.

    2. Cách tính ngày rụng trứng chính xác khi kinh nguyệt không đều

    Ngày có kinh đầu tiên được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Trước đó có thể có vài giọt máu thì ngày đó có thể bỏ qua, không cần tính. Nhiều chị em vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một kỳ kinh mới, dẫn đến tính ngày rụng trứng dễ bị sai lầm.

    2.1 Với chị em có chu kỳ kinh đến 32 ngày

    Nếu chu kỳ 32 ngày là cố định thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Chu kỳ kỳ hơn 28 ngày có thể áp dụng công thức suy đoán. Nghĩa là cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày. Ngược lại với chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi 1. Ví dụ dễ hiểu hơn là nếu chu kỳ kinh là 32 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ vào ngày 15 = 11 + 4 đến ngày 20 = 16 + 4, và ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày 18 = 14 + 4 của chu kỳ.

    2.2 Với chị em có chu kỳ kinh 26 - 30 ngày

    Đối với chu kỳ kinh nguyệt thường là 26- 30 ngày, chị em phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là chu kỳ ngắn nhất, hai là chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau. Theo đó, với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ thụ thai vào ngày 13 đến ngày 18 của chu kỳ. Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12- 16 của chu kỳ.

    2.3 Ngoài ra chị em có thể dựa vào dấu hiệu nhiệt độ cơ thể:  Nhiệt độ của cơ thể thường giảm trong giai đoạn đầu chu kỳ và sau đó tăng lên khi rụng trứng. Để sử dụng phương pháp nhiệt độ cơ thể, bạn cần đo nhiệt độ của mình cùng cách mỗi ngày và ghi lại vào biểu đồ khám phá khả năng sinh sản (FAM). Biểu đồ này cần được lập ít nhất 3 tháng trước khi sử dụng phương pháp nhiệt độ cơ bản (hay còn gọi là phương pháp nhiệt độ AKA) để kiểm soát việc sinh sản.

    Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân không rụng trứng trước đã và có biện pháp để điều hòa kinh nguyệt ổn định.